Bài Giảng Tiên Tri A-ghê 1: Đại Sự Làm Trước

Thứ Tư, 09-11-2016 | 12:02PM GMT+7
1

 A-ghê 1: ĐẠI SỰ LÀM TRƯỚC

A-ghê 1:1-15

DẪN NHẬP:

Trong bài viết có tựa đề “The common Denominator of Success (tạm dịch: mẫu số chung của sự người thành công,” ông E.M. Gray nói, “Người thành công có thói quen làm những gì người thất bại không thích làm, kể cả việc cần thiết phải làm.”

Sách A-ghê, là quyển sách ngắn thứ 2 trong Cựu Ước, nêu lên sứ điệp: Đại sự phải làm trước. Đây là sách được viết cho chúng ta, những người cho rằng Đức Chúa Trời là ưu tiên hàng đầu. Nhưng họ đã chệch khỏi chân lý đó. Họ đã đặt ưu tiên sai trong cuộc sống của họ. A-ghê được Chúa sai đến để giúp đỡ dân sự sắp đặt lại thứ tự ưu tiên của họ cho đúng điều mà họ đã biết mà lẽ ra họ phải thực hiện rồi.

Sứ điệp của A-ghê dành cho những người Do Thái trở về Giê-ru-sa-lem sau khi bị phu tù từ Ba-by-lôn. Khi dân sự trở về họ đã đối diện với mối đe dọa của việc tái xây dựng. Những người hồi hương lần đầu tiên đã xây cái nền đền thờ. Những người Sa-ma-ri bày tỏ mong muốn tham dự xây dựng, nhưng ngườ Do Thái đã từ chối. Sau đó, người Sa-ma-ri đe dọa các công nhân và sai người đến Ba Tư để vận động chống lại người Do Thái, khiến cho công việc bị đình trệ.

Nhiều năm trôi qua, chậm mà chắc, Giê-ru-sa-lem đã hồi sinh. Nhà cửa đã xây lại, các cửa hàng được mở, công việc buôn bán được tái thiết, cánh đồng được trồng, mùa màng đã sẵn thu, cuộc sống đang được ổn định. Tuy nhiên, người Y-sơ-ra-ên đang quên dần với lối sống không có đền thờ. Nền đền thờ đang bị bao phủ với cả dại. Họ trở nên câm điếc với lời nhắc nhở về sự thất bại của người Do Thái đối với việc chăm sóc nhà của Đức Chúa Trời. Khoảng 14-16 năm trôi qua, A-ghê xuất hiện mang theo sứ điệp đầy thuyết phục: Đây là lúc phải hoàn thành việc xây dựng Đền Thờ.

Đây là sứ điệp về sự ưu tiên: Việc Lớn thì phải làm trước hết. Đền Thờ là trung tâm của sự thờ phượng Đức Chúa Trời. Nó đại diện cho trái tim và linh hồn của tôn giáo thời Cựu Ước. Dù rằng Đức Chúa Trời ở khắp mọi nơi, Đền thờ là nơi dưới đất này mà Đức Chúa Trời ngự trị trong viễn cảnh đặc biệt. Vì để cho Đền thờ hoang vu bày tỏ sự chối từ việc thờ phượng Đức Chúa Trời. Đó là nhân chứng của sự ưu tiên trật chỗ. Điều đó là sự xấu hổ cho Đức Chúa Trời và là một sự ô nhục đến danh dự của Ngài.

Sách A-ghê bao gồm 4 sứ điệp diễn ra trong 4 ngày từ Đức Giê-hô-va. Thứ nhất (1:1-15) là ngày thứ nhất nhầm vào tháng thứ 6 của năm thứ 2 trị vì của vua Đa-ri-út (1:1, ngày 29 tháng 8 năm 520 T.C). Thứ hai, (2:1-9) đến vào ngày thứ 21 của tháng thứ 7 (2:1, ngày 17 tháng 10). Sứ điệp thứ ba (2:10-19) và thứ 4 (2:20-23) đến cùng ngày, ngày thứ 24 của tháng thứ 9 (2:10, 20; ngày 18 tháng 12). Dưới đây là bài giảng về sứ điệp thứ nhất:

I.             TẤT CẢ CHÚNG TA ĐỀU THIÊN HƯỚNG ĐẶT ƯU TIÊN CÁ NHÂN LÊN TRÊN NHÀ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.

Đây là bản tánh tự nhiên của chúng ta! Nếu chúng ta không biết suy nghĩ về cách nào chúng ta đang sống, tự nhiên, chúng ta sẽ sống vì mình, chứ không phải vì Đức Chúa Trời. Tất cả chúng ta là những người tin cậy nơi Đức Chúa Trời đều biết rõ rằng thật là ngu dại nếu chúng ta sống vì những vật chất của thế gian này. Chúng ta biết rằng chẳng có thứ gì dưới đất này làm thỏa mãn cho chúng ta. Chúng ta biết rằng, chúng ta không bao giờ tìm thấy hạnh phúc thật ngoài Đức Chúa Trời. Và chúng ta sẽ cứ mãi đeo đuổi và yêu thích thế gian này nếu chúng ta không chống lại nó.

1.      Những ai đặt ưu tiên cho mình lên trên nhà Đức Chúa Trời thường tự nhận mình là tín hữu.

Chúng ta sẽ không hiểu sứ điệp của A-ghê cách đúng đắn nếu chúng ta quên đi ông đang rao giảng sứ điệp cho người nghe là ai. Họ là những người đã cam kết cách khó khăn để từ bỏ những cuộc sống mà họ đã gây dựng được tại Ba-by-lôn và đi một hành trình nguy hiểm để về đất hứa. Họ đã có nhà và công việc tại Ba-by-lôn. Đa số họ đã sanh ra và lên lớn ở đó. Nhưng họ biết rằng mục đích của Đức Chúa Trời cho dân sự của Ngài bao gồm cả đất hứa. Bởi đức tin họ đã đáp lại sự kêu gọi trở về quê hương nơi đã bị tàn phá bởi chiến tranh. Có lẻ lắm đa số họ đã cam kết trở về bởi vì đã cam kết với Đức Chúa Trời.

Không lâu sau khi trở về, họ đã nổ lực tái xây Đền Thờ, nhưng những kẻ chống đối đã cố ngăn cản dự án đó. Từng bước một, họ đã mất đi khải tượng và đã dần quen đi lối sống ở nơi không có nhà Đức Chúa Trời và nhà Chúa không còn là ưu tiên của họ nữa. Có lẽ họ hình dung Đền thờ rất đẹp, nhưng không nhất thiết phải có; phi thường nhưng không phải vội vàng.

Chúng ta nên thấy chính mình trong câu chuyện này. Nếu quý vị biết Đấng Christ, lúc quý vị cam kết với Ngài. Quý vị đã quyết định đồng thanh theo Chúa Giê-su. Lúc đầu, quý vị hăng say cho những việc thuộc linh: đọc Kinh Thánh mỗi ngày, sốt sắng làm chứng và tham gia phục vụ tại Hội Thánh địa phương. Nhưng mọi nổ lực của quý vị gặp phải khó khăn khi va chạm với Cơ Đốc nhân khác, gặp phải kết quả không như ý, gặp thử thách mà Chúa không đáp lời sau khi cầu nguyện đêm ngày.

Thế nhưng, cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn. Bạn bắt đầu có công ăn việc làm và có một gia đình. Bạn phải trả các hóa đơn và nhiều đòi hỏi khác cho cuộc sống. Hội Thánh và công việc Chúa đã dần phai nhạt. Bạn vẫn còn tham dự Hội Thánh thường xuyên, nhưng nó trở thành thói quen, mà không phải là trọng tâm của cuộc sống. Bạn tự nhủ rằng, tại mình không có thời gian để phục vụ như trước. Có lẻ ai đó không có nhiều trách nhiệm sẽ làm tiếp công việc đó. Dù bạn không phải là người chống nghịch Đức Chúa Trời, nhưng bạn đã quen dần việc đặt nhà mình quan trọng hơn nhà Đức Chúa Trời. Khi lương tâm của bạn bị dằn vặt, bạn có nhiều lý do để bào chữa.

2.      Những ai đặt ưu tiên cá nhân mình lên trên nhà Đức Chúa Trời sẽ có nhiều lý do để bào chữa cho lối sống đó.

Họ cho rằng, “chưa đến lúc xây lại đền thờ Đức Giê-hô-va.” (1:2). Nếu người ta hỏi tại sao nhà Chúa chưa được xây, họ có thể nói, “Anh nói sai rồi! Tôi đang làm mọi sự vì việc xây dựng nhà Chúa. Đó là ưu tiên hàng đầu của tôi. Nhưng thì giờ chưa đến. Hiện nay, chúng tôi đang khủng hoảng kinh tế, mọi người đang túng thiếu tiền bạc. Nhiều người chưa có việc làm. Tất cả những gì tôi có thể làm là đủ nuôi cho gia đình. Khi hoàn cảnh tốt hơn, chúng tôi sẽ tái thiết đền thờ của Chúa!”

Một lần nữa, chúng ta cần phải thấy chính mình ở đây! Chúng ta có khuynh hướng bào chữa cho những lý do chúng ta không vâng phục Đức Chúa Trời trước hết với những thời gian và tiền bạc mà Chúa đã tín thác cho chúng ta. Đôi khi chúng ta hay dùng câu Kinh Thánh để bào chữa cho mình. “Kinh Thánh nói rằng, người nào không săn sóc cho gia đình mình thì còn xấu hơn cả người ngoại đạo và từ bỏ đức tin của mình vậy. Tôi đang vâng lời câu Kinh Thánh đó bằng việc cung ứng cho gia đình mình. Một ngày nào đó, con cái tôi lớn lên, trả xong các hóa đơn, chúng tôi sẽ dâng hiến nhiều hơn cho công việc Chúa.” Hoặc “Đây là giai đoạn khó khăn của gia đình chúng tôi. Con cái còn nhỏ. Mỗi ngày phải chăm lo cho họ. Sau khi qua giai đoạn này, chúng tôi sẽ dâng hiến cho công việc Chúa nhiều hơn.”

3.      Những ai đặt ưu tiên cho mình lên trên nhà Đức Chúa Trời là bị mù không nhìn thấy bàn tay săn sóc của Đức Chúa Trời.

Những người thời của A-ghê đã có nan đề. Họ gieo nhiều giống, nhưng bị hạn hán và mùa màng thất thu. Dù rằng họ đã nổ lực nhiều, mọi kết quả vẫn như cũ. Lạm phát có vẻ như muốn nuốt trọn cả thu nhập của họ. Như thể họ đã đựng tiền trong túi lủng (1:6). Cuối tháng, tiền hết sạch. Dĩ nhiên, những lúc khó khăn như vậy họ không thể dâng hiến dư dật cho quỹ xây dựng đền thờ, nhưng Đức Chúa Trời chắc chắn hiểu rõ hoàn cảnh của họ.

Những điều họ đã không nhìn thấy là Đức Chúa Trời không chỉ nhìn thấy hoàn cảnh của họ, Ngài cũng là người làm ra khó khăn đó! Họ càng cố làm chăm chỉ, càng thất thu, họ đã không nghĩ rằng Đức Chúa Trời đang cố nói điều gì đó cho họ. A-ghê đến nói cho họ rằng Đức Chúa Trời kiểm soát mọi thứ, “‘Các ngươi trông đợi nhiều mà được ít; những gì các ngươi đem vào nhà thì Ta đã thổi lên trên. Tại sao vậy?’ Đức Giê-hô-va vạn quân phán: ‘Ấy là vì nhà Ta vẫn còn đổ nát, mà các ngươi thì ai nấy bận rộn lo cho nhà riêng mình. 10 Bởi thế, vì các ngươi mà trời giữ lại sương móc, và đất cũng giữ lại hoa màu. 11 Ta đã gọi cơn hạn hán đến trên đất, trên núi non, trên ngũ cốc, trên rượu mới, trên dầu, trên sản vật do đất sinh ra, trên người, trên súc vật, và trên mọi việc do tay làm ra.’” (1:9-11).

Những người trượt ngã trong việc đặt ưu tiên cá nhân mình lên trên vương quốc Đức Chúa Trời sẽ đánh mất tầm nhìn thuộc linh, họ cần phải thoát khỏi vũng cát mà họ đã sa ngã. Họ đã làm việc cho thức ăn hư mất, chứ không phải cho thức ăn đời đời. Đừng làm việc vì thức ăn hay hư nát, mà vì thức ăn còn mãi đến sự sống đời đời, là thức ăn Con Người sẽ ban cho các ngươi; vì ấy là Đấng mà Đức Chúa Trời, là Cha, đã ấn chứng cho. (Giăng 6:27). Họ đã quên rằng, nếu đường lối của họ làm hài lòng Đức Chúa Trời, Ngài sẽ ban tất cả mọi nhu cầu mà họ thực sự cần. Họ cần phải dừng lại và suy nghĩ họ đang làm nghịch lại Chúa, nên ‘Các ngươi trông đợi nhiều mà được ít; những gì các ngươi đem vào nhà thì Ta đã thổi lên trên.” (1:9). Ngài làm như vậy để họ suy nghĩ lại và sữa chữa những ưu tiên của họ.

4.      Những ai đặt ưu tiên của mình lên trên nhà Đức Chúa Trời sẽ không nhận được điều mình đã làm

Một số người đó đã có một thành công về vật chất khá lớn. Họ sống tốt, nhà cửa đẹp (1:4). Nhưng điểm chính của câu 6 và 9-11 là, ngay cả nếu bạn đạt được những gì mình nổ lực, chúng vẫn không làm thỏa mãn bạn. Sa-lô-môn là người có nhiều tiền, danh tiếng, tri thức, tiện nghi, và mọi thứ mà người đàn ông ao ước, kết luận bằng lời nói cách bất nhẫn, “Hư không của sự hư không! Tất cả đều hư không!” (Truyền Đạo 1:2). Nói một cách đơn giản, “tôi không tìm thấy sự thỏa mãn!”

Làm việc cho cực khổ, tích lũy tiền bạc cho nhiều, đến gần ngày về hưu, chuyện gì xảy ra nếu bạn bị suy tim và qua đời? Quý vị đã đựng cuộc đời mình trong túi lủng! (Lu-ca 12:20)

Lịch sử cho thấy đầy dẫy những con người tận tụy cả đời để leo lên bậc thang thành công của thế gian, đã quá muộn khi khám phá ra rằng họ đã leo nhầm thang! Thật đáng buồn, một số người của Đức Chúa Trời bị trôi dạt theo dòng chảy của thế gian. Sự thật là chỉ có Đức Chúa Trời mới làm thỏa mãn linh hồn chúng ta. Như Chúa Giê-su đã hứa, khi chúng ta đặt Đức Chúa Trời và vương quốc của Ngài lên đầu, Ngài sẽ cho chúng ta mọi thứ vật chất mà chúng ta cần. Nhưng chúng ta phải liên tục đấu tranh để tránh trôi dạt theo sự ưu tiên sai lầm.

II.          CHÚNG TA PHẢI ĐẶT NHÀ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI LÊN TRÊN ƯU TIÊN CỦA CHÚNG TA MỘT CÁCH THẬN TRỌNG VÀ LIÊN TỤC

Xin nhắc lại rằng, khi nói đến “nhà Đức chúa Trời” trong bài này có ý nói về đền thờ Giê-ru-sa-lem, là nơi trung tâm của sự thờ phượng Đức Chúa Trời. Dù rằng Đức Chúa Trời có ở khắp mọi nơi, đền thờ là nơi trên đất này mà Đức Chúa Trời ngự trị trong hoàn cảnh đặc biệt. Ngài bày tỏ vinh quang của Ngài ở đó. Những sinh tế được dâng ở đó nói trước về sự hầu đến của Đấng Mê-si-a, Chúa Giê-su, là Đấng đã dâng chính mình làm của lễ cuối cùng và hoàn tất của Đức Chúa Trời cho tội lỗi của chúng ta. Để cho đền thờ bị hủy hoại là khước từ sự thờ phượng Đức Chúa Trời. Đó là sự ưu tiên bị lệch lạc!

Trong thời kỳ Hội Thánh, đền thờ của Đức Chúa Trời không phải là tòa nhà vật lý, mà là dân sự của Ngài, cả về mặt cá nhân và tập thể (1 Cô 3:16; 6:19; 2 Cô 6:16). Đức Chúa Trời ngự trị trong mỗi tấm lòng của từng cá nhân, và tập thể chúng ta được xây dựng nên đền thờ hay là nhà của Đức Chúa Trời (Ê-ph 2:21; 1 Phi 2:5). Để nhà Đức Chúa Trời thành ưu tiên hàng đầu của đời sống chúng tức là mục tiêu hàng đầu của chúng ta là để thân thể của mình là nơi ngự trị xứng đáng cho Thánh Linh ngự trị và tận hiến chính mình để xây dựng người khác trong Đấng Christ hầu cho đời sống của họ trở thành nơi ngự trị phù hợp cho Đức Chúa Trời. Nó có nghĩa là mục tiêu chính của chúng ta là nhận biết Đấng Christ trong lòng của chúng ta bởi đức tin và làm theo tất cả có thể để giúp đỡ người khác nhận biết Ngài.

1)      Để đặt nhà Đức Chúa Trời lên trên ưu tiên vật chất đòi hỏi nổ lực thận trọng và liên tục.

Như đã nói, bản tánh tự nhiên của chúng ta thiên về ưu tiên vật chất lên trên ưu tiên thuộc linh. Đó là sự lôi kéo mạnh mẽ của thế gian. Nếu chúng ta muốn theo phương cách của Chúa, chúng ta phải chiến đấu từng chặng đường.

Không như các tiên tri khác khác, như Giê-rê-mi, người đã cả đời giảng cho những kẻ cứng lòng và bất tuân, nhưng A-ghê giảng thì người ta đã vâng lời! Bắt đầu từ lãnh đạo, Xô-rô-ba-bên và Giê-hô-sua (1:12). Điều này đòi hỏi người nghe phải khiêm nhường. Là người lãnh đạo tôn giáo là nhà chính trị, rất dễ cho họ chống lại sứ điệp của A-ghê để giữ tôn nghiêm của mình trước mắt công chúng.

Điều thú vị là A-ghê công bố lời Chúa nhiều hơn các tiên tri khác trong Kinh Thánh (25 lần trong 38 câu) và ông nhắc đến Đức Chúa Trời như là “Đức Giê-hô-va vạn quân” 14 lần. Ông có ý nói rằng, “Đức Chúa Trời là Đấng cai trị mọi thiên binh trên trời và dưới đất này, và tôi là người mang sứ điệp từ Ngài, như vậy, tốt hơn là các anh em phải lắng nghe!” Trong trường hợp này, dân sự đã lắng nghe và vâng theo.

Bài học cho chúng ta rằng chúng ta phải chấp nhận Kinh Thánh là lời thẩm quyền của Chúa vạn binh và đầu phục lời Ngài. Khi đối diện với Lời Đức Chúa Trời, một là chúng ta chống lại bằng những lời bào chữa hoặc là chúng ta vâng theo. Nhưng vâng phục một lần là chưa đủ. Chúng ta phải vâng phục lời Chúa cách cẩn trọng và liên tục để giữ sự ưu tiên của chúng ta đúng thứ tự. Làm sao chúng ta làm được điều đó?

2)      Để đặt nhà Đức Chúa Trời lên trên ưu tiên vật chất đòi hỏi phải tự thẩm định bản thân cách chân thật trong sự kính sợ Đức Chúa Trời.

Hai lần, Chúa phán với dân sự “Hãy để tâm suy xét đường lối các ngươi” (1:5,7). Điều này có nghĩa là đã tới lúc các ngươi phải chấm dứt chuỗi dài lịch bận rộn để lượng giá đời sống mình dưới ánh sáng của Lời Đức Chúa Trời và kính sợ Ngài (1:12).

        i.            Quý vị đã sử dụng thời gian như thế nào? Những người có dư thời gian cho bản thân mình, nhưng không có thời gian cho Chúa. Thiết lập lại lịch của quý vị!

      ii.            Quý vị đã sử dụng tài chánh của mình như thế nào? Những người này cho rằng mình phải xây nhà riêng mình trước, và sau đó mình mới có thể xây nhà Đức Chúa Trời. Đây là bước lùi! Đức Chúa Trời phán rằng chúng ta phải dâng cho Ngài trái đầu mùa, thứ đầu tiên. Chúng ta phải dâng cho Ngài điều tốt nhất. Chúng ta là những người quản trị những gì Ngài đã ban cho chúng ta, và đầu tư nó cách có lãi cho vương quốc của Ngài.

    iii.            Mục tiêu của quý vị là gì? Đời sống của quý vị đang đeo đuổi điều gì? Những người lớn tuổi muốn mình đạt được điều gì khi quý vị quay lại thời trẻ?

     iv.            Quý vị đang suy nghĩ điều gì nhiều nhất?Thứ gì chiếm hữu tâm trí bạn cách thầm kín? Bạn có mơ ước giàu có, thành danh, muốn chiếm hữu cái gì đó, hoặc bạn đang nghĩ về Chúa và Ngài muốn bạn sử dụng thời gian của mình như thế nào?

       v.            Ai là người anh hùng hay mẫu người quý vị hâm mộ? Ai là người bạn ngưỡng mộ nhất? Bạn muốn trở thành người giống như ai? Tại sao?

     vi.            Ai là những người bạn của quý vị? Ai là người bạn muốn dành thời gian với họ? Tại sao bạn muốn ở với họ?

   vii.            Bạn dành thời gian rãnh của mình như thế nao? Khi bạn có thời gian nghỉ ngơi, bạn sử dụng nó như thế nào? Bạn có xem TV? Bạn có sống vì thể thao không? Bạn có chơi bời với bạn bè không? Thời gian rãnh của bạn phản chiếu đời sống yêu mến Chúa của bạn ra sao?

Hãy trả lời các câu hỏi trên bằng sự kính sợ Đức Chúa Trời (1:12). Một số người cho rằng sự kính sợ Đức Chúa Trời là ý niệm Cựu Ước, và chúng ta bây giờ cần phải chú tâm vào tình yêu của Ngài. Tuy nhiên, Tân Ước đề cập rất nhiều về sự kính sợ Đức Chúa Trời (Mat 10:28; 2 Cô 7:1, Ê-ph 5:21; Côl 3:22; 1Phi 2:17; Khải 14:7; 15:4; 19:5). Dĩ nhiên, chúng ta không sợ sự phán xét cuối cùng của Ngài vì chúng ta ở trong Đấng Christ, Phi-e-rơ cho chúng ta biết rằng, Nếu anh em xưng Ngài là Cha, Đấng không thiên vị và phán xét mỗi người theo công việc họ làm, thì hãy đem lòng kính sợ mà sống trong thời kỳ ở trọ nầy.” (1Phi 1:17).

Kết quả như thế nào khi chúng ta vâng phục Đức Chúa Trời một cách đầy tôn kính bằng cách đặt nhà Ngài lên trên sự giàu có vật chất?

III.       KHI CHÚNG TA ĐẶT NHÀ ĐỨC CHÚA TRỜI LÊN TRÊN ƯU TIÊN CÁ NHÂN, NGÀI HÀI LÒNG VÀ ĐƯỢC VINH HIỂN, CÔNG TÁC CỦA NGÀI ĐƯỢC HOÀN THÀNH VÀ NGÀI NHẤT ĐỊNH BAN PHƯỚC CHO CHÚNG TA.

1.      Khi chúng ta đặt nhà Đức Chúa Trời lên trên ưu tiên cá nhân, Ngài sẽ hài lòng và được vinh hiển (1:8).

Đức Chúa Trời tìm kiếm sự hài lòng và vinh hiển từ con dân của Ngài. Vấn đề chính mà chúng ta thất bại trong việc đặt Nhà Chúa lên trên là chúng ta đã không làm vinh hiển Ngài. Đức Chúa Trời dựng nên con người và mời gọi dân Ngài cho chính Ngài và vì vinh hiển của Ngài (Ê-sai 43:7). Mục tiêu của chúng ta phải là làm vinh hiển Chúa.

2.      Khi chúng ta đặt ưu tiên nhà Ngài lên trên sự giàu có cá nhân, công tác của Ngài sẽ hoàn thành.

Chúa dấy lên tấm lòng của những người lãnh đạo và của dân sự (1:14), “Họ đều đến làm việc tại đền thờ Đức Giê-hô-va vạn quân, là Đức Chúa Trời của họ.” Chúng ta phải chịu trách nhiệm đặt ưu tiên của chúng ta cho đúng thứ tự, vì Đức Chúa Trời thúc dục lòng của chúng ta. Công việc hàng đầu của Cơ Đốc nhân là mở rộng vương quốc của Đức Chúa Trời.

3.      Khi chúng ta đặt nhà Chúa lên trên sự giàu có cá nhân, Ngài nhất định sẽ ban phước cho chúng ta.

Khi dân sự vâng phục, Đức Chúa Trời sai lời Ngài, “Chính Ta ở với các con.” (1:13). Nếu chúng ta có Đức Chúa Trời ở cùng, chúng ta có mọi thứ. Nếu Đức Chúa Trời ở với chúng ta và vì chúng ta, ai có thể chống lại chúng ta nổi (Rôm 8:31)? Nếu Đức Chúa Trời dường như cách xa bạn, có lẽ lắm sự ưu tiên của bạn đã bị xáo trộn. Khi bạn thật sự đặt Chúa ở vị trí đầu tiên, bạn sẽ kinh nghiệm được sự nhận biết về sự hiện diện tươi mới của Ngài. Đó thật sự là một phước hạnh!

KẾT LUẬN:

Câu chuyện kể lại về một chuyên gia về quản trị được mời giảng cho sinh viên khoa kinh doanh. Vị diễn giả này mang theo một hủ lớn, miệng rộng và bỏ đầy đá vào trong. Ông hỏi, “hủ này đầy chưa?”

Cả lớp trả lời, “Dạ, rồi.” Ông nói, “Chắc không?” Sau đó, ông lấy 1 thùng sỏi nhỏ bỏ vào hủ, lắc xuống. Ông hỏi, “hủ đầy chưa?”

Sinh viên đã hiểu ra vấn đề và trả lời, “Dạ, chưa.” Ông nói, “Tốt.” Ông đổ thêm cát vào hủ và nhấn xuống và hỏi, “đầy chưa?” “Chưa” sinh viên trả lời. Sau đó, ông đổ nước vào hủ đến tràn ra miệng.

Ông hỏi sinh viên, “ý nghĩa của minh họa này là gì?” Một sinh viên xung phong trả lời, “Dù rằng, lịch làm việc của mình quá dày đặc mức nào đi chăng nữa, nếu chúng ta cố gắng, chúng ta vẫn có thể làm thêm thứ gì đó.”

Diễn giả nói, “Không.” Đó không phải là điều tôi muốn nói. Ý chính là, nếu các bạn không bỏ đá lớn trước, bạn sẽ không bao giờ bỏ được đá trong hủ.”

“Đá lớn” của quý vị là gì? Đức Chúa Trời và nhà Ngài! Hãy đặt chúng trước tiên trong đời sống của bạn!

Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 9 năm 2016

Mục sư Rmah Y Hanh

Hội Thánh Báp-tít Đời Sống Mới

Các bài viết khác
Mới đăng
Xem nhiều nhất
GIÁO HỘI BÁP-TÍT VIỆT NAM

Mạng Lưới Giáo Hội Báp-tít Việt Nam là một kênh truyền thông của Giáo Hội nhằm kết nối các Hội Thánh Báp-tít địa phương khắp nơi để kết hợp rao truyền tin lành và mong đợi kết quả cho Cứu Chúa Giê-Su.

Thông tin liên hệ

Địa chỉ: A11 KDC Bách Khoa, Nguyễn Duy Trinh

P. Phú Hữu, TP. Thủ Đức, TP. HCM

Điện thoại: 08-6678-2754

Email: vanphongghbtvn@gmail.com

Hotline: 098.935.2340 - 0994620831

Website: www.giaohoibaptitvietnam.org

Facebook: Giáo Hội Báp-tít Việt Nam

Theo dõi